Nhắc đến Cảm biến áp suất thì người trong nghề ai cũng biết nó là những thành phần cơ bản, thông dụng
nhất được sử dụng trong một hệ thống tự động. Nó giúp thiết bị điện tử chuyển đổi
tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện. Vậy nguyên tắc hoạt động của nó thế nào?
Cảm biến áp suất được
hiểu là bộ phận nhận tín hiệu từ áp suất và truyền tín hiệu về khối xử lý. Tùy
thuộc vào loại cảm biến mà nó chuyển từ tín hiệu cơ của áp suất sang dạng tín
hiệu điện trở, điện dung, điện cảm, dòng điện … về khối xử lý. Vậy ta lại có
thêm một khái niệm đó chính là Khối xử lý.
Khối xử lý là một bộ phận của Cảm biến áp suất, nó có chức
năng nhận các tính hiệu từ khối cảm biến rồi sau đó thực hiện các xử lý để chuyển
đổi các tín hiệu đó sang dạng tín hiệu tiêu chuẩn trong lĩnh vực đo áp suất.
Có khá nhiều loại cảm biến như: cảm biến tiệm cận, cảm biến
quang điện, cảm biến sợi quang. Với mỗi một loại cảm biến thì sẽ có cách thức
hoạt động khác nhau. Nhưng nguyên tắc chung chúng đều là thiết bị giúp người
dùng đạt được hiệu suất tối đa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét